BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
Chuyển đổi số là gì? Xu hướng tất yếu trong cách mạng 4.0
1.
Khái niệm chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là một
xu hướng tất yếu của thời đại. Nội dung ngay sau đây sẽ chỉ ra bản chất về
chuyển đổi số.
1.1
Khái niệm chuyển đổi số
Theo Microsoft, chuyển
đổi số là một sự đổi mới kinh doanh được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của đám mây,
trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), cung cấp những cách mới để
hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ.
chuyển đổi số (Digital transformation) được
hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (cloud),
dữ liệu lớn (Big data),... vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa
lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu.
Chuyển đổi số không
phải đơn thuần thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công truyền thống (ghi
chép trong sổ sách, họp trực tiếp,...) sang vận dụng công nghệ để giảm thiểu
sức người. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi tư duy kinh doanh,
phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,...
1.2
Ví dụ chuyển đổi số
Chuyển đổi số đã và
đang đi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là 2 ví dụ
giúp bạn dễ dàng hình dung được chuyển đổi số trong đời sống hiện nay như thế
nào.
Ví dụ: Bệnh án điện tử
là một ví dụ thực tế về chuyển đổi số khi mà các kết quả thăm khám của người
bệnh, tiền sử bệnh lý của người bệnh được đưa lên hệ thống. Bác sĩ sẽ chỉ cần
vài click chuột là có thể biết được toàn bộ vấn đề sức khỏe của bệnh nhân mà
không cần nhìn vào nhiều loại phiếu khám hay các hồ sơ bệnh án nhiều trang.
Ví dụ: Nền tảng học
trực tuyến VNPT E-learning, cho phép người dạy và người học có thể tổ chức các
buổi học trực tuyến dễ dàng. Giáo viên có thể tải các video bài giảng và tài
liệu lên hệ thống, học sinh có thể truy cập vào học bất cứ lúc nào mà không cần
phải tới lớp học vật lý.
1.3
Những lĩnh vực áp dụng chuyển đổi số hiện nay
Hiện nay, chuyển đổi
số được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đó có 2 lĩnh vực chính là các cơ quan
nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân.
Chuyển
đổi số cơ quan Nhà nước
Một số ví dụ về chuyển
đổi số trong Nhà nước như: phát triển Chính phủ điện tử, chính phủ số,... giúp
các nhà chức trách dễ dàng quản lý công việc. Đồng thời, giảm thiểu thời gian
chờ đợi các thủ tục hành chính cho người dân,...
Chuyển
đổi số trong doanh nghiệp
Hiện nay nhiều doanh
nghiệp đang ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào hoạt động kinh doanh và quản lý
của mình. Ví dụ: lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây, sử dụng các ứng dụng
như Google Planner vào quản lý các dự án và nhân sự mà không cần tận mắt theo
dõi nhân sự làm việc.
1.4
Phân biệt chuyển đổi số và số hóa
Chuyển đổi số và số
hóa là 2 khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn vì liên quan tới các ứng dụng số
vào quản lý và phát triển cho các tổ chức. Dưới đây là một số đặc điểm để có
thể phân biệt dễ dàng giữa chuyển đổi số và số hóa như sau:
- Số hóa: là quá trình đưa các thông tin lưu trữ ở dạng vật lý như văn bản
giấy, đĩa CD, ổ cứng,... lên các hệ thống lưu trữ trên mạng Internet. Nhờ đó,
người ta có thể dễ dàng tìm kiếm dữ liệu để phục vụ cho công việc hàng ngày
hơn.
- Chuyển đổi số: là quá trình thay đổi về tư duy và mô hình kinh doanh
truyền thống sang mô hình kỹ thuật số, ứng dụng công nghệ thông tin vào vận
hành. Người quản lý cần thay đổi mô hình kinh doanh và vận hành để tối ưu được
các lợi ích mà công nghệ mang lại cho doanh nghiệp.
2.
Tầm quan trọng của chuyển đổi số
Vì sao phải chuyển đổi
số là băn khoăn của không ít doanh nghiệp. Thực tế chuyển đổi số không chỉ là
ứng dụng các phần mềm số hóa vào vận hành để giảm sức người, tối ưu chi phí mà
còn thay đổi tư duy vận hành của người quản lý. Dưới đây là 5 điểm tiêu biểu
thể hiện tầm quan trọng của xu hướng chuyển đổi số ngày nay.
2.1
Thay đổi tư duy quản lý, văn hóa tổ chức
Việc ứng dụng công
nghệ vào vận hành yêu cầu người quản lý cần thay đổi tư duy. Họ cần chủ động và
cho phép thực hiện lưu trữ thông tin kinh doanh lên không gian đám mây của 1
bên thứ 3. Điều này buộc họ cần tin tưởng vào nhân viên và thực hiện trao
quyền, nhờ đó, họ không mất nhiều thời gian để trực tiếp theo dõi nhân viên làm
việc mà vẫn nắm được tình hình hoạt động của công ty.
Chuyển đổi số sẽ giúp
tăng cường liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức, các phòng ban có các công
việc, mục tiêu liên quan tới nhau và họ có thể dễ dàng nắm bắt được nhờ thông
tin trên hệ thống. Điều này sẽ giúp tăng tính minh bạch trong tổ chức và tối ưu
hiệu suất làm việc của tất cả các thành viên trong tổ chức.
2.2
Cung cấp thông tin, dữ liệu nhanh chóng
Khi các tổ chức thực
hiện chuyển đổi số, thì các thông tin, dữ liệu đều được đưa lên tài khoản điện
toán đám mây. Nhờ đó, nhà quản lý dễ dàng theo dõi và cập nhật thông tin để
nhanh chóng đưa ra quyết định chính xác cho tổ chức, doanh nghiệp của mình.
Đồng thời, nhân viên
có thể dễ dàng truy cập thông tin để làm việc hiệu quả mọi lúc mọi nơi. Lợi ích
này có thể thấy được dễ dàng trong thời điểm giãn cách xã hội thì nhân viên làm
việc tại nhà (work from home) thì nhiều công ty vẫn có thể hoạt động bình
thường.
2.3
Giảm chi phí vận hành
Khi thực hiện chuyển
đổi số, nhiều công việc trong mô hình truyền thống sẽ không còn mà được thay
bằng công nghệ. Ví dụ: các thông tin lưu trữ sẽ được đưa lên hệ thống máy tính
giảm bớt lượng giấy để in ấn, giúp công ty tiết kiệm được một khoản chi phí
trong vận hành. Hoặc một số công việc sẽ không còn phù hợp trong chuyển đổi số.
Ví dụ với công việc văn thư, làm thủ tục giấy tờ sẽ không cần nhiều người thực
hiện vì đã có các phần mềm quản lý hỗ trợ.
2.4
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Lưu trữ thông tin của
khách hàng là 1 điểm quan trọng trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Từ
các thông tin như lịch sử giao dịch, các sản phẩm mà khách hàng yêu thích, mua
thường xuyên, người bán hàng có thể tư vấn các mặt hàng hoặc dịch vụ phù hợp
cho người mua. Hoặc nhờ thông tin trên CRM, các công ty có nhiều chương trình
chăm sóc khách hàng như thường gửi các tin nhắn, quà tặng để tạo thiện cảm với
khách hàng.
Trên đây là 2 ví dụ
tiêu biểu của việc thực hiện chuyển đổi số trong các công ty giúp nâng cao trải
nghiệm khách hàng, phát triển kinh doanh.
2.5
Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Chuyển đổi số giúp
tiết kiệm chi phí vận hành giúp doanh nghiệp có các nguồn tiền để đầu tư cho
các kế hoạch phát triển. Nhờ các mô hình quản lý bằng các ứng dụng công nghệ
giúp người bán tới gần và nâng cao được trải nghiệm khách hàng. Điều này sẽ làm
tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp để đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Xu hướng chuyển đổi số
đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở Việt Nam và trên toàn thế giới nhằm phát
triển kinh doanh và mang tới chất lượng dịch vụ, sản phẩm tốt cho người dùng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi: chuyển
đổi số là gì và vì sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số trong thời kỳ
4.0.